Thiên Kỷ Đại Cát

Câu chuyện về Hoàng đế Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi (Phần 2)

30 tháng 10 2024
THIÊN KỶ ĐẠI CÁT

Vào những năm cuối triều đại hoàng đế Đường Huyền Tông, tướng An Lộc Sơn đã phát động cuộc nổi loạn dưới chiêu bài đàn áp Dương Quốc Trung, anh trai của Dương Quý Phi. Đây là khởi đầu của "Loạn An Lộc Sơn", đánh dấu bước ngoặt khiến triều đại nhà Đường thịnh vượng bắt đầu suy thoái. Ngày 16 tháng 12 năm 755, An Lộc Sơn đã vượt qua phòng tuyến cuối cùng ở phía đông kinh đô Trường An. Hoàng đế Huyền Tông quyết định rời bỏ Trường An và chạy trốn sang đất Thục.

Trên đường đi, binh sĩ triều đình không chỉ chịu cảnh thiếu thốn lương thực, mà còn là áp lực tinh thần vì nỗi nhớ nhà và lo lắng cho tương lai; điều này khiến cho bất mãn ngày càng tràn ngập trong doanh trại. Khi đến dốc Mã Ngôi và dừng chân nghỉ ngơi, tướng Trần Huyền Lễ yêu cầu xử tử Dương Quốc Trung, kẻ vốn là một gian thần. Trùng hợp thay, một sứ giả Tây Tạng đã chặn ngựa của Dương Quốc Trung, khiến binh sỹ nghi ngờ ông thông đồng với người Tây Tạng và âm mưu tạo phản. Một số binh sĩ tình nguyện xử tử Dương Quốc Trung và đã được chấp thuận.

"Khi biết tin Dương Quốc Trung đã chết, Hoàng đế Huyền Tông không tỏ ra tức giận. Một mặt, ông biết Dương Quốc Trung là một quan tham nhũng; dù biết Dương Quốc Trung không phản bội, nhưng cái chết của ông ta cũng không đáng tiếc. Mặt khác, để trấn an quân lính và đảm bảo an toàn cho mình, hoàng đế Huyền Tông không thể tỏ ra ngoan cố trong hoàn cảnh nguy hiểm như vậy. Ông nói với binh sĩ: “Hắn đã bị giết, vậy hãy giải tán.”

"Bất ngờ thay, quân lính vẫn đứng im, nhìn chằm chằm vào Hoàng đế Huyền Tông. Khi ông hỏi lý do tại sao họ chưa giải tán, họ đáp: “Kẻ thù vẫn còn.” Trần Huyền Lễ giải thích: “Quốc Trung đã phản bội, và Dương Quý Phi không thể được ân sủng nữa. Xin Bệ hạ cắt đứt tình riêng và giữ gìn lễ nghi.” Những lời này như ngàn mũi tên xuyên thấu vào trái tim hoàng đế .

Ông đã do dự trong một khoảng thời gian dài, không thể chịu đựng nổi ý nghĩ sẽ hành quyết Dương Quý Phi. Tuy nhiên, sau khi Cao Lực Sỹ nhắc nhở, hoàng đế Huyền Tông chỉ có thể thở dài một cách bất lực: mặc dù Dương Quý Phi vô tội, nhưng chỉ có trấn an binh lính thì mới đảm bảo được sự an toàn của bản thân.

Theo sử sách, trước khi từ biệt, Dương Quý Phi nói với Hoàng đế Huyền Tông: “Hy vọng mọi người sẽ sống tốt. Thần thiếp thực sự chịu ơn với triều đình, chết cũng không hối tiếc.” Sau khi dâng hương trước Phật, Cao Lực Sĩ đã siết cổ Dương Quý Phi trong điện thờ Phật. “Trường Hận Ca” đã miêu tả cảnh chia ly này:

Hoa điền uỷ địa vô nhân thu,
Thuý kiều, kim tước, ngọc tao đầu.
Quân vương yểm diện cứu bất đắc,
Hồi khan huyết lệ tương hoà lưu.

Diễn nghĩa:

Ai người nhặt thoa rơi bỏ đất
Ôi! Thúy Kiều ngọc nát vàng phai
Quân vương bưng mặt cho rồi
Quay đầu trông lại, máu trôi lệ dàn

Trên đường trốn chạy, Hoàng đế Huyền Tông suy ngẫm về những thiếu sót và lỗi lầm của mình. Khi đến đèo hiểm trở Kiếm Môn, ông tuyên bố với thiên hạ: “Sự kém cỏi của ta đã dẫn đến thảm họa này, gây hại cho đất nước và làm phụ lòng dân chúng, do đó ta tự trách mình.” Khi biết tin con trai ông, Thái tử Lý Hanh, tự xưng làm Hoàng đế, mặc dù không muốn, nhưng Huyền Tông đã đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu và để ngăn chặn xung đột nội bộ, ông nói: “Con ta theo ý trời và lòng dân. Ta còn gì phải lo lắng?”

Trở về Trường An, trong những ngày cuối đời, Hoàng đế Huyền Tông sống cô lập và bị giam trong cung Thái Cực, không có bất kỳ thân tín nào bên cạnh. Trong nỗi cô độc buồn bã và nhớ nhung không dứt, ông đã viết những suy ngẫm cuối cùng: “Đẽo gỗ và kéo sợi, già như một ông lão; với da gà và tóc hạc, đích thực đúng tuổi mình. Trong những lúc nhàn rỗi, mọi thứ đều bình lặng không sự kiện, tưởng như sống trong mộng.” (tạm dịch).

Cuộc đời của ông tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại nhà Đường, trải qua các mùa xuân, hạ, thu và đông – tạo nên những thành tựu rực rỡ vào mùa xuân tươi sáng hưởng phúc trần gian vào mùa hè huy hoàng, nếm trải thăng trầm vào mùa thu hiu quạnh, và cuối cùng trở về sự tĩnh lặng trong mùa đông cô độc. Dương Quý Phi đã đến bên ông vào mùa thịnh vượng nhất, và họ cùng nhau vẽ nên cuộc sống của sự đồng điệu. Nhưng khi hoa xuân rơi rụng và thời gian trôi qua, người ra đi đã được giải thoát, còn người ở lại chìm trong giấc mộng.

Năm 2023, Nghệ thuật Biểu diễn Thần Vận đã tái hiện câu chuyện về Hoàng đế Huyền Tông và Dương Quý Phi qua một vở vũ kịch. Điệu múa biểu cảm và âm nhạc cuốn hút thể hiện tình cảm ngọt ngào của câu nói Trung Hoa "tình yêu vĩnh cửu như trời đất, không tách rời như cành cây" và nỗi đau buồn “dù trời đất có qua đi, nỗi buồn này không bao giờ kết thúc.” Phiên bản lộng lẫy của Thần Vận đã gợi lên những suy ngẫm sâu sắc về việc đối diện với những thực tại đối lập của sự huy hoàng và sự tiêu điều.

Màn trình diễn của Thần Vận miêu tả sinh động sự cô đơn u buồn của vị vua Huyền Tông già yếu và đã bị phế truất. Khu vườn vẫn còn đó, nhưng vẻ ngoài đã đổi thay; Huyền Tông vẫn còn đó, nhưng mái tóc đen giờ đã bạc trắng; tất cả đều thay đổi. Trước kia, khi ngắm hoa đào nở, người yêu luôn kề bên ông; tối nay, khi lá rụng, gió thu lùa qua, ông chỉ còn lại một mình trong nỗi buồn không yên. Ánh trăng trở thành màu của sự u buồn, và tiếng gió trở thành âm thanh của nỗi đau. Nỗi nhớ của Hoàng đế Huyền Tông giống như một đêm dài vô tận, ông thoáng thấy bóng dáng Dương Quý Phi như thể bà đang bước ra từ một bức tranh, tất cả thật chân thật mà cũng giống như giấc mộng. Khi tỉnh dậy, ông chỉ còn lại mái tóc bạc trắng, lang thang trong nỗi đau, không biết bao nhiêu “tiếng chuông chậm và tiếng trống đập qua canh đêm” sẽ kéo dài bóng tối mà ông phải chịu đựng. Trong khi đó “từng ngôi sao và dòng sông lặng lẽ tiến đến bình minh.” Sau khi xem màn trình diễn của các vũ công Thần Vận, khán giả dường như còn lưu luyến trong thời kỳ nhà Đường, say sưa với vẻ đẹp và sự hùng vĩ.

Tác giả: Ching Hsiao, Evan Mantyk

Nguồn: shenyuncollections.com